LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
7
0
3
9
7
8
Tin tức 02 Tháng Hai 2011 2:25:00 CH

ÔNG CHỦ CÂY XĂNG MÊ TRỒNG LAN

Ông Bùi Văn Cường năm nay đã ngoài 40 tuổi hiện là chủ của một cây xăng ở ấp Cây Trôm, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi. Trước đây ông có diện tích đất khoảng 20.000 m2 chủ yếu trồng 3 vụ lúa trong năm, nhưng giá lúa lên xuống bất thường, mà năng suất lại không cao, bình quân thu nhập một năm chỉ khoảng 80.000.000 đ/ha.

Năm 2006, qua thực hiện chuyển đổi cây trồng

vật nuôi, ông chịu khó tìm hiểu từ báo đài, nghe đài và liên hệ với Hội nông dân nhằm tìm những cây con thích hợp hiệu quả kinh tế cao để đưa vào trồng. “Qua thực tế tìm hiểu, tôi thấy cây lan Mokara là thích hợp với vị trí đất của mình, vã lại loại lan này cũng đang được thị trường tiêu thụ mạnh, giá cả lại cao và ổn định” – ông tâm sự như vậy. Chính từ suy nghĩ đó, ông bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu mọi thông tin về lan. Là một tay ngang đối với lĩnh vực này, vậy mà lúc đó ông Cường vẫn đầu tư mở một vườn nhỏ và đem trồng thử 1.000 gốc lan Mokara với số vốn ban đầu là 50 triệu đồng. Kỹ thuật chưa nắm bắt hết, kinh nghiệm lại không nên thời gian đầu ông vấp phải ít nhiều khó khăn. Ông cho biết, nhiều lúc trồng xong rồi phải nhổ lên trồng mới, rồi lại nhổ lên và tiếp tục trồng, vậy mà mãi cây vẫn không ra bông.

Nhưng với ý chí quyết tâm của bản thân, trở ngại về kỹ thuật dần dần được khắc phục. Vườn lan của ông trở nên tươi tốt, say cành mà hoa cũng tươi sắc và bắt đầu có thu nhập.  Do khu vườn trồng lan này nằm sát góc khuôn viên cây xăng nên được mấy tay thương lái ghé qua đổ xăng chú ý nên  sớm có nơi tiêu thụ. Vốn là người nhạy bén trong kinh doanh, hoa lan cũng đang được thị trường ưa chuộng nên ông mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích vườn lên 4.000 m2, với 15.000 gốc lan Mokara, có dựng rào bao bọc, xây dàn, lắp đặt hệ thống tưới. v.v... với tổng chi phí 800 triệu đồng. Một năm sau đó, ông lại nới rộng diện tích đất trồng lan lên 10.000 m2, với 40.000 gốc lan, mà giống chủ yếu là do ông tự nhân giống.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2010, ông vay vốn từ chương trình 105 số tiền 1,9 tỷ đồng trồng thêm 20.000 gốc lan nữa và hiện giờ vườn lan nhà ông đã là 60.000 gốc trên diện tích 12.000 m2  Ngoài 3 lao động chính của gia đình ông thuê thêm 3 nhân công và ra sức chăm sóc vườn lan chu đáo nhằm đảm bảo số lượng bình quân 3.000 bông cho mỗi tuần. Giá thương lái thu mua thường là là 6.000 – 7.000 đồng/bông nên có thể thấy doanh thu của vườn lan là khá lớn. Ông Cường cho biết: “Thu nhập từ cây lan cao gấp 10 lần trồng lúa, đồng thời giá trị của hoa lan không bị mất đi mà còn tăng theo thời gian, do đó đảm bảo thu nhập ổn định cho người trồng lan khi đầu tư vào nó”. Ông còn nói thêm là lợi nhuận từ vườn lan còn cao hơn cả việc kinh doanh xăng dầu, do đó ông đang nhân con giống để trồng thêm 10.000 m2 nữa.

 Đối với ông Cường, ông không hề lo về đầu ra, bởi lượng bông của vườn lan nhà ông vẫn không đủ để bán ra thị trường. Ông cũng đã từng nhận được đơn đặt hàng ở nước ngoài nhưng số lượng bông vẫn chưa thể đáp ứng. Khi đề cập đến thành công hiện tại của vườn lan của mình, ông Cường thừa nhận một yếu tố góp phần quan trọng chính là điều kiện tài chính vững mạnh của mình, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của nhà nước qua chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà huyện đang thực hiện với nhiều chính sách ưu đãi cho người nông dân.

Chuyện về ông Bùi Văn Cường cùng vườn lan của mình lại là một dẫn chứng cho thấy phong trào trồng lan ở huyện Củ Chi đang ngày càng phát triển. Cho dù ông Cường là một tay ngang trong nghề, nhưng cũng chính nhờ niềm say mê thật sự với giống lan Mokara đã trở thành động lực giúp ông thành công. Không chỉ là một nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi mà ông Cường còn là một gương điển hình tiêu biểu được khen thưởng trong phong trào thi đua yêu nước và nhân điển hình tiên tiến của huyện Củ Chi giai đoạn 5 năm (2005 – 2010) vừa qua.

(Thu Chung, 02/02/2011)

 


Số lượt người xem: 7439    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm