LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
5
2
9
3
9
3
Tin tức 14 Tháng Mười 2020 5:40:00 CH

Hiểu và làm tốt công tác dân vận

Cách đây 71 năm, Bác Hồ đã viết bài “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15/10/1949 (Cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ). 71 năm đã trôi qua, bài báo vẫn còn nguyên giá trị và vô cùng thiết thực đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Bài báo nêu rõ bản chất, nhiệm vụ, phương hướng công tác dân vận và trách nhiệm, tác phong của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức đối với công tác vận động Nhân dân.
Ngày 14/10/1999, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã quyết định lấy ngày 15/10 hàng năm là Ngày Dân vận của cả nước.

 

HIỂU RÕ VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN

Hành động có ý nghĩa thiết thực nhất trong Ngày Dân vận của cả nước hằng năm là mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải học lại bài báo “Dân vận” của Bác Hồ và vận dụng vào công việc hàng ngày. Trong bài báo “Dân vận”, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và đoàn thể đã giao cho”. Như vậy, đối tượng của công tác dân vận là Nhân dân, mục tiêu của công tác dân vận là mục tiêu chung của cách mạng.

Thấm nhuần truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, tư tưởng “nước lấy dân làm gốc” của ông cha ta trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao vai trò của công tác dân vận, xem đó là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Trong bài báo “Dân vận”, Bác Hồ đã nêu lên một mệnh đề mang tính chân lý: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Người chỉ rõ những nội dung chính của công tác dân vận, đó là: “Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Về phương thức dân vận, Người chỉ dẫn: “Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”. Đối với phong cách người cán bộ làm công tác dân vận, Bác Hồ đúc kết thành 12 từ ngắn gọn nhưng rất sâu sắc, thiết thực và đầy đủ, đó là: “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

THỰC CHẤT CỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi công tác dân vận có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Công tác dân vận là trách nhiệm của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, Nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Đảng đã đề ra nhiệm vụ tổng quát cho công tác dân vận. Đó là, thực hiện đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện đường lối chiến lược này, nghị quyết của Đảng nêu lên 3 giải pháp cơ bản. Trước hết là phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Muốn đoàn kết được Nhân dân, điều đầu tiên là phải bảo đảm cho dân được thực sự làm chủ. Do đó, đại đoàn kết dân tộc và phát huy dân chủ phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội, làm cơ sở phát huy mọi tiềm năng sáng tạo và chăm lo đời sống của các tầng lớp nhân dân. Chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân và phát huy dân chủ trong xã hội. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức rộng khắp các tầng lớp nhân dân trong các đoàn thể chính trị - xã hội. Những nhiệm vụ cụ thể của công tác dân vận mà nghị quyết của Đảng đã chỉ ra có thể nói gọn là: Nghe được dân nói; nói cho dân hiểu; làm cho dân tin. Thực chất công tác dân vận là tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Kiều Ngân


Số lượt người xem: 1059    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

  • Bản tin Hoạt động Quận 4-13-19/12/2010
  • Bản tin Hoạt động Quận 4-15-21/12/2010
Tìm kiếm