LIÊN KẾT WEB
 

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

2
8
5
3
5
4
0
9
Tin tức 20 Tháng Mười Một 2020 2:15:00 CH

Thầy giáo Lê Văn Tùng, Trường Trung cấp Nghề Củ Chi: Xanh hóa trong đào tạo nghề

Học tập ở Bác về ý thức trách nhiệm, tính gương mẫu, sáng tạo trong công việc, thầy Lê Văn Tùng, Chi ủy viên, Trưởng khoa Kỹ thuật điện, Chủ tịch Công đoàn Trường Trung cấp Nghề Củ Chi đã không ngừng học hỏi, sáng tạo trong công tác. Trong đó, mô hình “Xanh hóa trong đào tạo nghề” của thầy đã được áp dụng đang ngày càng phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường trong dạy và học nghề.

Với suy nghĩ “Học theo Bác, trước hết bản thân phải thể hiện trong nhiệm vụ được giao, trong công việc cần làm. Khi cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải đưa cả tinh thần trách nhiệm ra làm cho đến nơi đến chốn, làm một cách tự giác, theo lương tâm”. Chính vì vậy, trong nhiều năm công tác tại Trường Trung cấp nghề Củ Chi, thầy Tùng đã không ngừng học hỏi về chuyên môn, tu dưỡng về đạo đức, phát huy tốt nhất ý chí, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo của người giáo viên. Nhận thấy, nhà trường ngày càng phát triển, học sinh ngày một đông hơn, chắc chắn không tránh khỏi việc môi trường bị ảnh hưởng bởi các tác nhân xung quanh cũng như tại xưởng thực hành. Với việc học thực hành nghề thường xuyên tiếp xúc, sử dụng với các chất có hại như: dầu, nhớt, hóa chất ngâm bo mạch… Nếu các chất này sau khi sử dụng thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn nước, không khí, cũng như việc tái sử dụng lại các nguyên vật liệu thực hành để tránh lãng phí, thất thoát... Thầy luôn trăn trở và quyết định xây dựng biên soạn chương trình, giáo trình mô đun Quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm an toàn và hiệu quả” với thời lượng 30 tiết giảng dạy cho các lớp tại trường.

Trong thời gian đầu khóa học, học sinh được trang bị với những nội dung như: “An toàn tiết kiệm và giải pháp sử dụng điện năng hiệu quả; quản lý công cụ, dụng cụ và xử lý phế phẩm thực hành tại xưởng điện; năng lượng tái tạo” nhằm cung cấp thêm tư liệu cho học sinh, giáo viên trong việc đào tạo, giải quyết việc sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả và xử lý sản phẩm, phế phẩm cũng như bảo quản công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu thực hành tại xưởng. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường, làm cho nhà trường và xã hội ngày càng “xanh hóa”. Chính từ các kiến thức bảo vệ môi trường được thầy Lê Văn Tùng đưa  vào tiết học cụ thể đã xây dựng cho bản thân học sinh ý thức bảo vệ môi trường xanh trong giáo dục nghề nghiệp, biết cách phân loại, thu gom các chất sau quá trình học thực hành nhằm đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường. Thông qua các tiết học gửi gắm thông điệp và thúc đẩy hành động “xanh hóa trong dạy nghề” hướng tới xây dựng một cuộc sống an toàn, bền vững, thân thiện hơn.

Từ cách làm sáng tạo trong việc đưa chương trình “xanh hóa” và phối hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, qua một năm học, nhà trường đã đánh giá cao trong việc giảm tiêu thụ và sử dụng năng lượng điện hiệu quả, giảm tiêu thụ và ô nhiễm nước, giảm rác thải và tái sử dụng các phế phẩm sau khi thực hành. Đồng thời, giúp nhà trường kiểm soát, xử lý nguyên vật liệu độc hại đúng cách; tận dụng, tái tạo các nguồn năng lượng tự nhiên như: sử dụng hiệu quả ánh sáng tự nhiên trong phòng học và xưởng thực hành, sắp xếp ngăn nắp, khoa học, hợp lý các công cụ, dụng cụ, mô hình và nguyên vật liệu thực hành; lau dọn phòng học, xưởng thực hành sau khi học. Các lớp học đã thành lập nhóm tự quản về môi trường, nhằm thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên vật liệu thực hành. Với việc lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy cho mô đun “xanh hóa” trực quan sinh động, thầy Tùng đã tạo hứng thú cho người học, tương tác với người học dễ dàng hơn.

Thầy Lê Văn Tùng chia sẻ: “Bản thân tôi luôn tâm đắc và học ở Bác về tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết, sáng tạo trong công việc. Từ việc dạy học thực tế, tôi đã tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin, biên soạn giáo án cho mô đun “xanh hóa” và đề xuất nhà trường áp dụng. Việc áp dụng mô đun này đang cho thấy hiệu quả tích cực, tôi sẽ tiếp tục tìm tòi và học hỏi thêm để thực hiện tốt công tác giảng dạy của mình”.

Nhận xét về thầy Lê Văn Tùng, đồng chí Trần Minh Phụng, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đồng chí Lê Văn Tùng luôn thực hiện tốt công tác, nhiệm vụ được giao, đặc biệt không ngừng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng chí đã mạnh dạn xây dựng giáo trình “xanh hóa” áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy mang lại hiệu quả rất cao góp phần cho nhà trường ngày càng phát triển.

Có thể thấy, từ  việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của thầy Lê Văn Tùng trong sáng tạo việc dạy học đã góp phần tạo môi trường học tập với tiêu chí “Xanh hóa trong đào tạo nghề”. Với sự nỗ lực của bản thân, năm học 2019 – 2020, thầy Lê Văn Tùng đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở, gương sáng điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2019, UBND huyện tặng giấy khen đã thực hiện tốt “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020.  

Thu Hà


Số lượt người xem: 1533    

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày

Tìm kiếm